Tin công ty, Tin tức

2 tuyến cáp quang biển gặp sự cố, ảnh hưởng đến hiệu quả học online

2 tuyến cáp quang biển gặp sự cố, ảnh hưởng đến hiệu quả học online

Hai tuyến cáp quang biển gặp sự cố, học tập, làm việc trực tuyến gặp khó. Trong khi việc sửa cáp quang AAG có thể kéo dài đến ngày 26/9 thì mới đây, cáp quang AAE-1 lại gặp sự cố khiến cả hai tuyến cáp quan trọng kết nối đi quốc tế của Việt Nam bị ảnh hưởng. Việc truy cập các ứng dụng như Gmail, YouTube, Facebook có thể gặp khó khăn.

Đường truyền Internet chập chờn khiến nhiều học sinh không thể hoặc khó đăng nhập vào các ứng dụng học trực tuyến. Việc hai tuyến cáp quang biển đồng loạt gặp sự cố khiến lưu lượng internet từ Việt Nam đi quốc tế bị giảm. Trong khi phần mềm Zoom là một công ty công nghệ giao tiếp Hoa Kỳ có trụ sở tại San Jose, California. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc Zoom bị out, lỗi kết nối.

Cáp quang biển là gì?

Cáp quang biển được dùng để chỉ các cáp viễn thông có lõi bằng sợi thủy tinh hoặc nhựa, và sử dụng ánh sáng để truyền dẫn tín hiệu (cáp quang) được đặt dưới đáy biển. Ngày nay, cáp quang biển là cầu nối viễn thông, Internet giữa tất cả các châu lục toàn cầu (trừ vùng Nam Cực).

Cáp quang biển là gì?

1. Cáp quang AAG là gì?

Cáp quang AAG là hệ thống cáp quang biển quốc tế có tên gọi đầy đủ là Asia – America Gateway. Đây là mạng lưới cáp quang biển quốc tế xuyên lục địa với chiều dài lên tới 20.000km nối từ Đông Nam Á tới  đất liền của Mỹ.

2. Tuyến cáp quang AAE-1 là gì?

Tuyến cáp AAE-1 có vai trò nâng cao chất lượng hướng châu Âu, Trung Đông cũng như cung cấp bổ sung thêm dung lượng và dự phòng tới hướng kết nối đi Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore. Tuyến cáp này được ứng dụng công nghệ tiên tiến; có mạng lưới, trạm cập bờ và các điểm kết nối được hoạch định tối ưu và linh hoạt, giúp các nhà mạng có thêm nhiều phương án thiết kế để điều chuyển lưu lượng.

AAE-1 và AAG là 2 trong 5 tuyến cáp quang biển quan trọng, chiếm phần lớn dung lượng kết nối internet từ Việt Nam đi quốc tế, cùng với các tuyến APG, IA và SMW3.

Phần mềm Zoom bị ảnh hưởng bởi tuyến cáp quang biển gặp sự cố

Hai tuyến cáp quang biển đều gặp sự cố, ảnh hưởng đến học tập, làm việc trực tuyến của nhiều khách hàng.

Đại diện một nhà cung cấp dịch vụ mạng chia sẻ, hiện tại Việt Nam đang bị ảnh hưởng đồng thời bởi 2 sự cố cáp quang biển.

Phần mềm Zoom bị ảnh hưởng bởi tuyến cáp quang biển gặp sự cố

Zoom bị sự cố out liên tục, một số học sinh không thể đăng nhập, phần mềm báo lỗi kết nối. Đây là vấn đề diễn ra do phần mềm Zoom bị ảnh hưởng bởi tuyến cáp quang biển đang gặp sự cố. Do cáp gặp vấn đề, tốc độ truy cập các website quốc tế tại một vài thời điểm trong ngày chậm hơn bình thường.

Việc học online tại Việt Nam đang bị ảnh hưởng do sự cố cáp quang biển. (Ảnh minh họa - Nguồn: Saostar.vn)
Việc học online tại Việt Nam đang bị ảnh hưởng do sự cố cáp quang biển. (Ảnh minh họa – Nguồn: Saostar.vn)

Trích từ baomoi.com

Trước đó, ngày 19/7, tuyến cáp AAG xảy ra sự cố trên phân đoạn S1H (từ trạm cập bờ Vũng Tàu ra trục quốc tế) gây gián đoạn toàn bộ dịch vụ kết nối quốc tế trên tuyến cáp này. Đến ngày 20/8 đã sửa chữa xong điểm đứt này. Tuy nhiên, ngay sau đó lại phát sinh thêm lỗi khác trên phân đoạn S1B (từ Hongkong đi Singapore) vào ngày 11/8 nên chỉ khôi phục lại được dung lượng AAG đi Hongkong, dung lượng AAG Việt Nam-Singapore vẫn tiếp tục bị mất.
Đại diện nhà cung cấp mạng chia sẻ, hệ thống đã điều tàu sửa chữa, dự kiến hoàn thành vào 26/9.
Trong khi đó, ngày 4/9, tuyến cáp AAE_1 xảy ra sự cố trên phân đoạn S1H (đoạn trục giữa Cambodia và Thailand) gây gián đoạn dung lượng kết nối từ Việt Nam đi Singapore và Châu Âu trên tuyến cáp này.
Nguyên nhân sơ bộ là do lỗi dò nguồn trên tại 2 điểm khác nhau trên phân đoạn S1H (sự cố trước trên đoạn nhánh Cambodia vào ngày 26/8). Hiện tại chưa có lịch sửa chữa cụ thể. Theo đánh giá của đại diện một nhà cung cấp, sự cố trên gây ảnh hưởng khoảng 20% dung lượng kết nối Internet đi quốc tế của các nhà mạng, ảnh hưởng đến tốc độ truy cập các website quốc tế tại một số thời điểm trong ngày. Riêng các kết nối Internet trong nước vẫn diễn ra bình thường.
Đại diện các nhà cung cấp dịch vụ cho biết, trước việc hai tuyến cáp quang quan trọng đều gặp sự cố, các nhà mạng đã định tuyến lại, tối ưu lưu lượng qua các tuyến cáp biển khác như TGN-IA, APG. Tuy vậy, việc cùng lúc phát sinh sự cố bất khả kháng trên 2 tuyến cáp đã ảnh hưởng cục bộ đến chất lượng truy cập của một nhóm khách hàng.

Sự cố đứt cáp quang xảy ra khi năm học mới vừa bắt đầu, nhiều địa phương triển khai học trực tuyến. Bên cạnh đó, nhu cầu làm việc trực tuyến cũng gia tăng do nhiều địa phương tiếp tục giãn cách xã hội. Vì vậy, sự cố gây ảnh hưởng không nhỏ đến học tập, công việc của nhiều người.