Với thời đại công nghệ phát triển như ngày nay thì việc học trực tuyến đang dần trở nên phổ biến hơn trong xã hội, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, thúc đẩy dạy học trực tuyến qua mạng internet. Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng quát và giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề dạy học trực tuyến thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Dạy học trực tuyến là gì?
Dạy học trực tuyến là hình thức giáo dục online, giúp chúng ta có thể tiếp nhận thông tin dễ dàng, với các phương tiện như: điện thoại, máy tính hoặc máy tính bảng có kết nối Internet. Học sinh có thể học tập tại nhà hay bất cứ đâu mà không cần phải tới trường học.
Những điều cần biết về giáo dục trực tuyến
Giáo dục trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương thức học ảo thông qua một máy vi tính,điện thoại thông minh nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh học trực tuyến từ xa. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN). Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến (e-school) mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra như các trường học khác.
1. Ưu điểm của giáo dục trực tuyến
Giáo dục trực tuyến cho phép đào tạo mọi lúc mọi nơi, truyền đạt kiến thức theo yêu cầu, thông tin đáp ứng nhanh chóng. Học viên có thể truy cập các khoá học bất kỳ nơi đâu như văn phòng làm việc, tại nhà, tại những điểm Internet công cộng, 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần.
- Tiết kiệm chi phí: Giúp giảm khoảng 60% chi phí bao gồm chi phí đi lại và chi phí tổ chức địa điểm. Học viên chỉ tốn chi phí trong việc đăng ký khoá học và có thể đăng ký nhiều khoá học mà họ cần.
- Tiết kiệm thời gian: giúp giảm thời gian đào tạo từ 20-40% so với phương pháp giảng dạy truyền thống nhờ hạn chế sự phân tán và thời gian đi lại.
- Uyển chuyển và linh động: Học viên có thể chọn lựa những khoá học có sự chỉ dẫn của giảng viên trực tuyến hoặc khoá học tự tương tác (Interactive Self-pace Course), tự điều chỉnh tốc độ học theo khả năng và có thể nâng cao kiến thức thông qua những thư viện trực tuyến
- Tối ưu: Nội dung truyền tải nhất quán. Các tổ chức có thể đồng thời cung cấp nhiều ngành học, khóa học cũng như cấp độ học khác nhau giúp học viên dễ dàng lựa chọn
- Hệ thống hóa: E-learning dễ dàng tạo và cho phép học viên tham gia học, dễ dàng theo dõi tiến độ học tập, và kết quả học tập của học viên. Với khả năng tạo những bài đánh giá, người quản lý dễ dàng biết được nhân viên nào đã tham gia học, khi nào họ hoàn tất khoá học, làm thế nào họ thực hiện và mức độ phát triển của họ.
2. Nhược điểm
- Vấn đề cảm xúc và không gian tạo sự ấn tượng cho người học
- Tương tác trực tiếp với người dùng bị hạn chế
3. Hiệu quả của học trực tuyến so với học tập truyền thống
Kết quả học tập của phương pháp học online không thua kém phương pháp học truyền thống. Nhiều người cho rằng, dựa vào ưu điểm của phương pháp học online mà nhiều người thấy nó dễ đào tạo hơn cách truyền thống.
Xem thêm: Các cách để học online hiệu quả
4. Quy trình dạy học trực tuyến
- Chọn chủ đề mà bạn sẽ giảng dạy
- Chuẩn bị nội dung cho chủ đề
- Nghiên cứu nhiều hơn
- Đưa ra trải nghiệm thật kèm bằng chứng xác thực (nếu có)
- Lên bố cục video và soạn giáo án kĩ lưỡng
- Chuẩn bị một số tư liệu, ví dụ, hình ảnh, video…sẽ sử dụng kèm giáo án đó
Các phương pháp dạy học trực tuyến hiệu quả
1. Sử dụng thành thạo công nghệ
Bởi dạy học trực tuyến là mới với tất cả mọi người, do vậy là một người giáo viên bạn cần hiểu rõ và giải đáp khi học sinh, sinh viên của mình gặp sự cố. Hãy dành thời gian để làm quen và tìm hiểu công nghệ này và chắc chắn là hiểu nó trước khi dùng.
Chuẩn bị sẵn sàng thông tin liên hệ của phần mềm bạn đang sử dụng để có thể được hỗ trợ ngay khi cần.
2. Giáo viên cần chuẩn bị một tinh thần chủ động, linh hoạt, tích cực
Khi dạy học trực tuyến đòi hỏi người giáo viên cần có một kế hoachj giáo án chi tiết, cụ thể và thật kỹ lưỡng. Hơn nữa, người dạy cũng cần quan tâm nhiều hơn đến việc nắm bắt bài giảng của học sinh, bởi học trực tuyến rất khó đánh giá được sự theo dõi của người học như trên lớp. Nếu người dayh không có tinh thần chủ động, tích cực, tự giác thì rất khó thành công với bài giảng trực tuyến của mình.
3. Tạo và duy trì kết nối với người học
Bạn hãy gửi tin nhắn, video đến tất cả học viên của mình và chào mừng họ bắt đầu bài giảng.
Tạo các bảng thảo luận, câu hỏi mở cho các câu hỏi giúp học sinh phát biểu và trao đổi thông tin nhiều hơn.
4. Tạo cảm giác thoải mái giữa giáo viên và người học
Không giống như cách dạy truyền thống, do vậy mà người dạy trực tuyến cần bỏ qua tâm lý ngại ngần khi nói chuyện một mình.
Luôn đặt những câu hỏi giúp người tham gia có thể đặt câu hỏi lẫn nhau và khơi gợi cuộc thảo luận sổi nổi hơn.
Trả lời những câu hỏi mang tính chất cho tất cả mọi người chứ không chỉ riêng lẻ một phản hồi nào.
5. Thúc đẩy tinh thần xây dựng của người học
Theo dõi tất cả những học viên, học sinh nào không đóng góp ý kiến hay chỉ im lặng cần có những câu hỏi cởi mở hơn, hay thăm dò xem học viên còn cần giải đáp vấn đề gì.
6. Xây dụng các dự án nhóm và cá nhân
Sự kết hợp tích cực giữa các dự án nhóm và cá nhân được đánh giá là cách tốt nhất để đảm bảo thành công với việc học trực tuyến. Với cách học được đa dạng hóa sẽ nâng cao khả năng học tập của họ. Giúp học viên hiểu đượ tầm quan trọng và thành tích cá nhân, từ đó hứng thú với bài học trực tuyến hơn.
7. Đánh giá sau mỗi bài học trực tuyến
Đây được coi là bước rất quan trọng và không thể nào thiếu trong dạy học trực tuyến. Bởi sau đó sẽ đánh giá được phương pháp giảng dạy có hiệu quả hay phù hợp không, người học có thực sự tự giác và thích thú bài học không. Nhờ đó, bạn có thể có định hướng cải thiện hữu ích cho những lần học trực tuyến sau.
8. Lưu trữ bài giảng
Việc học trực tuyến trong nhiều giờ liền đôi khi người học có thể mất tập trung. Do vậy, lưu giữ lại các bài giảng trong khi dạy trực tuyến giúp người học có thể xem lại phần kiến thức nào chưa rõ khi cần. Nhờ vậy mà chất lượng dạy và học được cải tiến hơn.
9. Công cụ dạy học trực tuyến
Zoom Cloud Meetings là phần mềm học trực tuyến hiệu quả và được nhiều trường học & giáo viên sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Kinh nghiệm dạy học trực tuyến
1. Bước chuẩn bị
Trước khi bước vào một buổi học online thì khâu chuẩn bị rất quan trọng nó giúp bạn rất rất nhiều để có được buổi dạy hiệu quả.
+ Chuẩn bị kỹ thuật đầy đủ: Những lỗi kỹ thuật có thể làm ngắt mạch cảm xúc của người dạy và học, bài giảng không được liền mạch. Vì vậy hãy chắc chắn rằng mic, camera, mạng internet ổn định,…
Để đề phòng máy tính kết nối internet bị ngắt kết nối tức thì, bạn có thể dùng điện thoại đăng kí 4G để tiếp tục được bài giảng cuản mình.
+ Chuẩn bị không gian phù hợp: Không gian xung quanh cũng ảnh hưởng rất nhiều tới tinh thần học cũng như là khả năng tập trung. Do đó bạn nên lựa chọn nơi nào thật yên tĩnh, ít người qua lại.
+ Chuẩn bị trang phục lịch sự: Tạo cảm giác nghiêm túc hơn thì người dạy nên có trang phục phù hợp. Ngoài ra, bài giảng có thể được lưu lại và chia sẻ với nhiều người trên mạng xã hội, nên trang phục chỉnh tề rất cần thiết.
+ Chuẩn bị nội quy lớp học trực tuyến: Vì đây là một phương thức học hoàn toàn mới mẻ. Người dạy cần có một nội quy cụ thể và gửi trước 1 ngày và phổ biến trước giờ học vài phút để các bạn nghiêm chỉnh chấp hành.
+ Chuẩn bị giáo án, bài giảng chi tiết: Sẽ không giống như các bài học trên lớp, bài giảng online cần được minh họa bằng video ngắn, hình ảnh, sơ đồ để học sinh tưởng tượng một cách dễ dàng nhất.
2. Trong quá trình dạy
+ Phân bố thời gian trong một tiết học phù hợp: Bởi học online sẽ khó tập trung hơn offline do vậy mà mỗi tiết dạy nên kéo dài khoảng 45 phút – 60 phút. Bài giảng cũng nên chia thành các phần nhỏ, rõ ràng. Giáo viên cố gắng giải đáp cô đọng và giúp học dinh dễ hiểu nhất.
+ Tốc độ nói vừa phải, không nên nói nhanh: Vì chất lượng đường truyền có thể không tốt do vậy mà nếu nói nhanh người học đôi khi không thể nghe roc và hiểu ý thầy cô truyền đạt.
+ Nên để từng em học sinh phát biểu một tránh trường hợp nhiễu tiếng ồn và học sinh khác không biết được bạ nào đang trình bày.
+ Nghiêm túc và tập trung cao trong suốt tiết dạy online.
3. Củng cố tiết học trực tuyến vào cuối giờ
+ Sau khi dạy xong bạn nên tổng hợp lại kiến thức của buổi học hôm đó giúp học sinh nắm được vấn đề chính
+ Nên ghi và gửi lại video bài giảng hôm đó để học sinh chưa hiểu chỗ nào có thể mở lại xem.
Hi vọng qua bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và thông tin bổ ích về dạy học trực tuyến hiện nay.