Tại sao phần mềm họp trực tuyến của Việt Nam không thể cạnh tranh với Zoom?
Ra đời vào thời điểm nhu cầu sử dụng phần mềm hội nghị trực tuyến rất cao nhưng các nền tảng hội nghị truyền hình do các công ty Việt Nam sản xuất vẫn không thể phổ biện tại thị trường trong nước, các sản phẩm của ngước ngoài như Zoom, Webex, Microsoft Teams lại chiếm ưu thế. Cùng lý giải tại sao phần mềm họp trực tuyến của Việt Nam không thể cạnh tranh với Zoom ngay tại thị trường trong nước qua bài viết dưới đây.
Các phần mềm họp trực tuyến của Việt Nam
Nhiều giải pháp hội nghị trực tuyến đã được phát triển bởi các công ty phần mềm Việt Nam, bao gồm Zavi của VNG, CoMeet của CMC TS, NetNam, iWay, FDS và DQN, và TranS của Nam Việt.
Zavi là nền tảng hội nghị trực tuyến đầu tiên của Việt nam. Zavi có thể hỗ trợ một cuộc họp trực tuyến lên đến 100 người tham dự trong 24 giờ liên tục, với độ bảo mật cao, đường truyền ổn định và chi phí thấp hơn. phần mềm được cập nhật thường xuyên và sử dụng miễn phí cho mọi công dân trên cả nước. Phiên bản mới nhất được trang bị đầy đủ các tính năng cơ bản cho hội nghị truyền hình trực tuyến.
CoMeet được đánh giá là phần mềm nổi bật nhất. CoMeet không bị gián đoạn khi sử dụng trong các hội nghị nhờ sử dụng 100% băng thông trong nước với các tính năng cải tiến cao cấp, phù hợp với mọi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bất chấp sự xuất hiện của hàng loạt nền tảng hội nghị truyền hình đến từ các công ty công nghệ Việt Nam, phần mềm họp trực tuyến của Việt Nam, nhiều trường học và doanh nghiệp vẫn sử dụng Zoom, trong khi một số khác lại thích Microsoft Teams hay Google Meet hơn các sản phẩm của Việt Nam.
Tại sao phần mềm họp trực tuyến của Việt Nam không thể cạnh tranh với Zoom ngay trên chính thị trường trong nước?
Ứng dụng Zoom đứng số 1 trong số các ứng dụng miễn phí trên Play Store và App Store. Zoom vẫn là lựa chọn hàng đầu, mặc dù các sản phẩm phần mềm họp trực tuyến của Việt Nam sở hữu nhiều tính năng vượt trội, khả năng cạnh tranh cao và có hỗ trợ cả ngôn ngữ tiếng Việt.
Người dùng đã quen với cách sử dụng phần mềm Zoom
Giải thích cho điều này, các chuyên gia cho biết các sản phẩm phần mềm họp trực tuyến của Việt nam có quá nhiều rào cản hoặc quá khó sử dụng và ít được biết đến hơn Zoom. Hầu hết người dùng (giáo viên, học sinh, các doanh nghiệp,…) đã quen với giao diện cùng cách sử dụng phần mềm hội nghị truyền hình Zoom. Khi đột ngột chuyển sang sử dụng phần mềm khác, họ dễ gặp khó khăn trong quá trình sử dụng, gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Một số sinh viên phàn nàn rằng họ đôi khi bị out ra khỏi lớp học vì kết nối internet không ổn định.
Chất lượng không đảm bảo
Đối với người dùng cá nhân, chất lượng âm thanh, hình ảnh, đường truyền là những vấn đề quan tâm hàng đầu khi lựa chọn sử dụng một phần mềm hội nghị. Những rắc rối mà sinh viên phàn nàn nhiều nhất là âm thanh chất lượng thấp, hình ảnh mờ và mạng lag. Rất khó để tìm hiểu xem những điều này là do cấu hình máy tính / điện thoại thông minh, ứng dụng / phần mềm hay đường truyền gây ra. Bên cạnh giao diện dễ sử dụng, mọi người vẫn thích sử dụng Zoom hơn các phần mềm họp trực tuyến của Việt Nam vì chất lượng video mượt mà, hình ảnh rõ nét, âm thanh đảm bảo và tốc độ đường truyền tín hiệu mạnh mẽ mà phần mềm này đem lại.
Khả năng liên kết rộng lớn của Zoom
Zoom đã được sử dụng rộng rãi ở khắp mọi nơi, phạm vi sử dụng rộng lớn hơn gấp nhiều lần so với các phần mềm họp trực tuyến của Việt Nam. Đối với doanh nghiệp, nếu một công ty quyết định không sử dụng Zoom, họ phải thuyết phục các đối tác của mình không sử dụng Zoom nữa và lắp đặt lại các máy móc phục vụ hội nghị truyền hình. Điều này gây ra nhiều rắc rối và các vấn đề bất ổn cho doanh nghiệp. Vì vậy Zoom Meeting vẫn là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp.
Kết luận
Các nền tảng hội nghị trực tuyến nước ngoài như Zoom, Skype, Webex vẫn được ưa chuộng hơn so với các phần mềm họp trực tuyến của Việt Nam tại thị trường nội địa nhờ những lợi thế nhất định. Những ưu điểm như: nhiều tính năng ưu việt hơn tích hợp trong cùng một nền tảng, chất lượng âm thanh hình ảnh đảm bảo cùng hệ sinh thái rộng lớn là những yếu tố khiến Zoom, Skype hay Webex chiếm ưu thế hơn so với các phần mềm họp trực tuyến của Việt Nam.
Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký Gói Zoom Pro một tháng
CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG NGỌC THIÊN
Điện thoại: 028 777 98 999
Hotline/Zalo: 0939 039 028 (Mr.Thoại)
Email: info@vnsup.com